Thứ Hai, 27 tháng 11, 2023

NỘI DUNG LIÊN QUAN ĐẾN CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ

 Khái niệm chính phủ điện tử: CPĐT là chính phủ ứng dụng CNTT-TT để đổi mới tổ chức, đổi mới quy tắc hoạt động, tặng cường năng lực của chính phủ, làm cho chính phủ làm việc có hiệu lực, hiệu quả và minh bạch hơn, cung cấp thông tin tốt hơn cho người dân, doanh nghiệp, các tổ chức và tạo điều kiện thuận lợi cho người dân thực hiện quyền quản lý nhà nước.

Lợi ích CPĐT

-CPĐT sử dụng CNTT để tự động hóa các thủ tục hành chính của chính phủ, áp dụng CNTT vào các quy trình quản lý, hoạt động của chính phủ do vậy tốc độ xử lý các thủ tục hành chính nhanh hơn.

-CPĐT cho phép công dân có quyền truy cập tới các thủ tục hành chính mà thông qua phương tiện điện tử, ví dụ như: Internet, điện thoại di động,, truyền hình tương tác.

-CPĐT giúp cho các doanh nghiệp làm việc với chính phủ một cách dễ dàng.

-Đối với công chức, CNTT dùng trong CPĐT là một công cụ giúp họ hoạt động hiệu quả hơn, có khả năng đáp ứng nhu cầu của công chúng về thông tin truy cập và xử lý chúng.

Các dịch vụ công trong CPĐT:

-Cung cấp thông tin văn bản quy phạm pháp luật, chủ trương chính sách

-Cung cấp thông tin kinh tế, xã hội và thị trường

-Cung cấp dịch vụ đăng ký, cấp phép xuất nhập khẩu trực tuyến

-Cung cấp dịch vụ khai báo thuế trực tuyến

-Cung cấp dịch vụ đăng ký kinh doanh trực tuyến

Các hình thức hoạt động của chính phủ điện tử:

-Thư điện tử (email): giúp tiết kiệm được chi phí và thời gian

-Mua sắm công nghệ trong CPĐT: đảm bảo tiết kiệm thời gian và chi phí, chống tiêu cực

-Trao đổi dữ liệu điện tử: có tính bảo mật cao

-Tra cứu, cập nhật thông tin qua mạng: Chính phủ thông qua mạng có thể cung cấp thông tin cho người dân và doanh nghiệp các loại thông tin về kinh tế, xã hội, về chủ trương chính sách và các hướng dẫn thủ tục hành chính.

Các mô hình giao dịch trong CPĐT:

-G2C (Government to Citizens): khả năng giao dịch và cung cấp dịch vụ của chính phủ trực tiếp cho người dân.

-G2B (Government to Business): Dịch vụ và quan hệ chính phủ đối với các doanh nghiệp, các tổ chức phi chính phủ, nhà sản xuất dịch vụ.

-G2E (Government to Employees): Các dịch vụ, giao dịch trong mối quan hệ giữa chính phủ đối với công chức, viên chức bảo hiểm, dịch vụ việc làm, trợ cấp thất nghiệp, chăm sóc sức khỏe, nhà ở,..

-G2G (Government to Government): Khả năng phối hợp, chuyển giao và cung cấp các dịch vụ một cách có hiệu quả giữa các cấp, ngành, tổ chức, bộ máy nhà nước trong việc điều hành và quản lý nhà nước, trong đó chính bản thân bộ máy của chính phủ vừa đóng vai trò là chủ thể và khách thể trong mối quan hệ này.

Các mục tiêu của CPĐT:

-Nâng cao năng lực quản lý điều hành của Chính phủ và các cơ quan chính quyền các cấp (trao đổi văn bản điện tử, thu thập thông tin chính xác và kịp thời ra quyết định, giao ban điện tử..)

-Cung cấp cho người dân và doanh nghiệp các dịch vụ công tạo điều kiện cho người dân dễ dàng truy nhập ở khắp mọi nơi.

-Người dân có thể tham gia xây dựng chính sách, đóng góp vào quá trình xây dựng luật pháp, quá trình điều hành của chính phủ một cách tích cực.

-Giảm chi phí cho bộ máy chính phủ

-Thực hiện một chính phủ hiện đại, hiệu quả và minh bạch.

Các giai đoạn của CPĐT theo mô hình Gartner:

-Thông tin: Trong giai đoạn đầu, chính phủ điện tử có nghĩa là hiện diện trên trang web và cung cấp cho công chúng các thông tin (thích hợp).

-Tương tác: Trong giai đoạn thứ hai, sự tương tác của giữa chính phủ điện tử và công dân (G2C và G2B) được thông qua nhiều ứng dụng khác nhau.

-Giao dịch: Với giai đoạn thứ ba, tính phức tạp của công nghệ có tăng lên, nhưng giá trị của khách hàng (trong G2C và G2B) cũng tăng.

-Chuyển hóa: Giai đoạn thứ tư là khi mọi hệ thống thông tin được tích hợp lại và công chúng có thể hưởng các dịch vụ G2C và G2B tại một bàn giao dịch (điểm giao dịch ảo).


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tìm các loại file

 Tìm File Explore: ví dụ 1. Tìm tất cả các file word (.docx), [PPT (.pptx), Excel (.xlsx), Text document (.txt)] và được tạo ra từ ngày 5/9/...